Giọng mũi là gì? Thắc mắc này được nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu thông tin ở trên các diễn đàn âm nhạc. Phía các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giải thích giọng mũi là gì?
Giọng mũi là gì? Giọng mũi – giọng nasal (giọng mũi) chính là giọng có âm thanh khi hát bạn bị nghẹt mũi sẽ khiến cho âm thanh phát ra không được rõ ràng; tròn trịa, khiến cho người nghe cảm thấy không được dễ chịu, thậm chí đôi khi nghe sẽ chói tai.
Dù một số bài hát, cách hát (nhạc dân gian) rất hay bằng giọng mũi nhưng không phải tất cả đều cảm thấy nó dễ chịu và thoải mái. Đa số những thể loại khác như pop, rap, hợp xướng và những bài hát đương đại thì đây chính là điều không được khuyến khích đối với màn trình diễn của họ.
Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết giọng mũi
Với những tin tức được chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu được rõ về giọng mũi là gì. Vậy, dấu hiệu nào để có thể nhận biết được giọng mũi?
Theo như các chuyên gia hàng đầu có chia sẻ, giọng mũi sẽ làm cho âm thanh phát ra không được tròn và rõ ràng, vì vậy sẽ gây mất tự nhiên, khó khăn đối với cả người hát cũng như người nghe sẽ khó cảm thấy không được dễ chịu.
Lấy ví dụ minh họa: Khi các bạn nghe ca sĩ Erik thể hiện ca khúc “Em không sai, Chúng ta sai”. Thì các bạn sẽ có thể dễ dàng nhận thấy Erik hát với âm thanh dính mũi hầu như toàn bài. Bên cạnh âm thanh tù bí, mất tự nhiên thì anh ấy còn gặp khó khăn lúc hát những nốt trầm và cao. Liên tục mắc phải những lỗi như cao thanh quản, hát dính cổ, Strain, phô có thể gây khó chịu cho người nghe.
Những tác hại của việc hát giọng mũi mang lại
Khi hát giọng mũi là thói quen thường thấy của ca sĩ, nghệ sĩ và những bạn trẻ hiện nay. Dưới đây các chuyên gia sẽ bật mí cho mọi người được biết đến về các tác hại đối với việc lạm dụng giọng mũi trong khi hát như sau:
- Âm thanh khi đó sẽ bị tù; bị bí.
- Dễ khiến Stamina (nghĩa là sức chịu đựng của giọng hát) của bạn chạm đến điểm mấu chốt. Nếu như hát giọng mũi lâu ngày sẽ khiến cho quãng giọng của bạn ngày bị thu hẹp, sẽ gây khó khăn khi lên cao.
- Rất dễ bị hát ngoài âm cữ giới hạn giọng – Hát ngoài âm cữ cũng chính là nguyên nhân gây phá giọng hát của bạn nhanh hơn bất cứ lỗi kỹ thuật thanh nhạc cổ điển lẫn đại chúng từng được ghi nhận.
- Tuy duy hát lỗi, nếu như lạm dụng giọng mũi thì đây chính là nguyên nhân khiến cho giọng hát của bạn bị giảm sút nghiêm trọng.
Phương pháp kiểm tra bạn có phải là giọng mũi không?
Hiện có rất nhiều các khác nhau để bạn có thể kiểm tra mình có phải là người bị hát nghẹt mũi hay không. Một trong số các cách tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm xác định giọng nói của bạn đó là lựa chọn những giai điệu bài hát khác nhau, hát chúng theo cách mà bạn không căng miệng.
Hoặc các bạn cũng có thể lựa chọn một trong số các bài hát yêu thích của mình, hát một phần của bài hát đó khi giữ chặt mũi. Trong trường hợp bạn có một âm thanh cân bằng cộng hưởng thì giọng của bạn cũng sẽ không thay đổi, bạn có thể hát tốt khi bạn vẫn giữ múi, nhưng nếu như giọng của bạn thay đổi thì rõ ràng là bạn có âm mũi, khi đó cần phải sửa giọng.
Cũng có một cách khác mà các bạn có thể kiểm tra được tình trạng này đó là hãy nhéo miệng, nói một số cụm từ. Trường hợp giọng nói của bạn là giọng mũi, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy rung ở từng ngón tay. Khi đó hãy cố gắng hát và vừa nhéo mũi, bạn có thể sẽ xác định được sự khác biệt chính ở trong giọng hát.
Chia sẻ cách giảm âm mũi và tăng cường giọng tự nhiên
- Cách 1: cần phải điều chỉnh hơi nâng vòm mềm, dọc khẩu hình miệng, kết hợp với hơi hạ thấp thanh quản. Cần phải cân bằng được giữa khoang mũi và miệng. Khi đó, giọng của bạn sẽ ấm, vang rền, có lực và tự nhiên, sẽ đầy hơn.
- Cách 2: cần phải ý thức được việc luyện tập sao cho hơi tự nhiên thoát một phần qua mũi, một phần qua miệng khi hát. Lưu ý, không được cố ngăn cản làn hơi lên khoang mũi, khi đó bạn sẽ có được giọng hát thật tự nhiên như giọng của chính mình.
- Cách 3: áp dụng bài tập “Humming” nhằm giúp cho các bạn khai thác khả năng tạo độ vang của khoang mũi (nasal resonance) và các xoang. Đồng thời sẽ giúp thả lỏng mặt, họng,… nhằm hạn chế được tình trạng âm mũi, giọng mũi chói gắt khó chịu.
Lời kết
Hẳn với tất cả những kiến thức được chuyên trang soulintheraw.com chia sẻ ở trên mọi người cũng đã biết được rõ về thắc mắc giọng mũi là gì và những dấu hiệu nhận biết giọng mũi. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update nhé!